Ai Cập Quân đội làm kinh tế

Báo Die Zeit cho là quân đội thống trị Ai Cập, cả về phương diện kinh tế. Ai tường thuật về các hoạt động thương mại của họ, có thể bị bỏ tù, nhà khoa học chính trị Shana Marshall và Joshua Stacher đã viết như vậy trong một bài tường thuật cho think tank Hoa Kỳ Middle East Research and Information Project. Chỉ khi nào hệ thống này chấm dứt, thì nước này mới bình phục trở lại. Các doanh nghiệp của quân đội mua bán mì, nước suối và quần áo. Khi thực phẩm cơ bản thiếu thốn, binh lính làm bánh mì, mang tới người nghèo để tránh náo động. Trong các hãng xưởng quân đội, các dụng cụ nấu nướng được sản xuất, xe hơi được lắp ráp, các bình khí đốt được bơm đầy. Quân đội cũng xây đường sá, điều hành các cây xăng và các quán tổ chức đám cưới và làm chủ những mảnh đất vàng của Cairo. Các công ty quân đội không phải chịu trách nhiệm trước nhà nước. Dù vậy họ nhận được trợ cấp từ chính quyền. Nhiều công ty hoàn toàn được miễn thuế. Và lợi nhuận từ kinh doanh của họ chảy trở lại quân đội, chứ không vào ngân sách nhà nước - thường thì không ai biết lợi nhuận cao như thế nào. Cả ngân sách quân sự cũng được quân đội quyết định mà không cần thông báo cho Quốc hội; huống hồ chi là quyền cùng quyết định.

Vị trí đặc biệt của quân đội bắt nguồn từ thập niên 60 và 70. Tổng thống Anwar Al-Sadad muốn có lúc đó một quân đội lớn – mà lại không tốn kém cho ngân quỹ nhà nước. Vì vậy ông cho phép quân đội được lập doanh nghiệp. Nó còn có lợi điểm là tạo việc làm cho thanh niên trẻ. Sau khi Ai Cập ký kết hiệp ước hòa bình với Israel, họ không cần một quân đội lớn. Tuy nhiên thay vì xa thải binh lính, họ đưa những người này vào các xí nghiệp quân đội. Ngày nay có lẽ 1/4 binh lính làm việc trong các xí nghiệp của quân đội. Quyền lực kinh tế cũng là một phần thưởng để cho quân đội không xía vào chính trị của chính quyền. Chérine Chams El-Dine, nữ khoa học chính trị của đại học Cairo, viết trong một luận án về quyền lực của quân đội, đây là một thỏa hiệp cho sự vững chắc của tổng thống, lợi nhuận cho quân đội và các sĩ quan của nó. Thỏa hiệp cho tới ngày nay cũng có nghĩa ngược lại: Ai mà gây hại đến quyền lực của quân đội, tự mang họa vào thân. Trong thập niên 80, tổng thống Hosni Mubarak đã bắt đầu cho tư nhân hoá các doanh nghiệp, tuy nhiên các tướng lãnh chống lại chính sách kinh tế tự do. Ngay cả tổng thống Mohamed Morsi cũng không dám đụng chạm đến đặc quyền của quân đội và viết ngay cả trong hiến pháp mới của ông là không động tới các doanh nghiệp quân đội.[26]

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quân đội làm kinh tế http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40524636 http://www.midanmasr.com/en/article.aspx?ArticleID... http://www.zeit.de/wirtschaft/2013-07/aegypten-arm... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/qua... http://www.aei.org/publication/french-hard-power-l... http://nghiencuuquocte.org/2017/07/13/qua-trinh-tu... http://baotintuc.vn/xa-hoi/quan-doi-thuc-hien-tot-... http://cafef.vn/bo-truong-quoc-phong-giai-the-doan... http://cafef.vn/bo-truong-quoc-phong-ngo-xuan-lich... http://cafef.vn/quan-doi-lam-kinh-te-duoi-goc-nhin...